Blog

Chó Bị Viêm Đường Ruột: 11+ Cách Chữa Trị Nhanh Chóng

Chó Bị Viêm Đường Ruột: 11+ Cách Chữa Trị Nhanh Chóng

Chó bị viêm đường ruột là bệnh thường gặp ở thú cưng đặc biệt là đối với các giống chó nhỏ vì hệ miễn dịch còn rất yếu. Một trong những điều mà chủ nhân quan tâm nhất đó là chế độ ăn uống thích hợp cho cho thú cưng để giúp chúng có hệ tiêu hóa tốt.

Và điều đáng quan tâm hơn cả nếu chẳng may chó bị bệnh, đó là cách điều trị bệnh viêm đường ruột ở chó sẽ như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn có được phương pháp chữa trị tối ưu nhất đối với sức khỏe của thú cưng.

Viêm đường ruột ở chó là gì?

Chó bị viêm đường ruột là tình trạng phổ biến ở rất nhiều cún cưng được nuôi hiện nay. Theo một nghiên cứu khoa học cho thấy, hơn 60% số cho mắc bệnh đều có những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Bệnh đường ruột là một trong những chứng bệnh vô cùng nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong vô cùng cao. Vì vậy, việc tìm hiểu những dấu hiệu và cách chữa bệnh đường ruột cho cún cưng của chúng ta là một việc vô cùng cần thiết.

chó bị viêm đường ruột

Nguyên nhân khiến chó bị viêm đường ruột

Nguyên nhân khiến chó bị bệnh đường ruột có thể do virus Parvovirut, virus gây viêm gan truyền nhiễm, virus gây bệnh, các loại vi trùng Leptospira, Salmônella. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể do nấm, cho chó ăn phải những loại thức ăn có nhiễm độc, ăn cá thối,…

Parvovirus: Đây là một loại virus có khả năng gây tử vong cao cho các loài chó, đặc biệt là Rottweilers, American Pit Bull Terrier, Doberman Pinschers, English Springer Spaniels và German Shepherds với khả năng mắc bệnh cao hơn.

Virus này thường được lây truyền trực tiếp khi các bạn chó mà chúng ta nuôi tiếp xúc với những chú chó khác bị nhiễm bệnh hoặc phân chứa mầm bệnh.

Việc lây truyền gián tiếp qua các vật thể bị nhiễm phân là hoàn toàn có thể xảy ra vì loại virus này có khả năng sống trong phân đến 3 tuần sau khi vật nuôi bị nhiễm bệnh.

Loại virus này sau khi vào được cơ thể vật nuôi, chúng sẽ bắt đầu lan truyền rộng khắp và thâm nhập qua các mô sản xuất tế bào máu đặc biệt là niêm mạc ruột non. Bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn khi virus này tiếp cận với máu và các mô bị tổn thương.

chó bị viêm đường ruột

Vi khuẩn: Các vi khuẩn làm cho chó bị bệnh đường ruột phổ biến là Salmonella hay E.coli.

Trong đó Salmonella và E.coli là 2 loại vi khuẩn gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất lên đường ruột của chó, đặc biệt là chó con khi hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện.

Tuy E.coli là một loại khuẩn lành tính, đôi khi còn được xem là lợi khuẩn, nhưng đối với, hệ tiêu hóa của những chú cún con còn yếu hoặc một vài bé không có màng miễn dịch “sữa non” của mẹ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là E.coli, khiến nguy cơ chó bị bệnh đường ruột Parvovirus trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhiều loài vi khuẩn Salmonella có thể gây bệnh đường tiêu hóa. Nhiễm khuẩn Salmonella có thể gây ngộ độc máu nghiêm trọng (nhiễm trùng máu) hoặc viêm ruột.

Vi khuẩn này thường sẽ liên quan đến nhiễm trùng và các loại bệnh khác ở chó trưởng thành và chó con. Hơn thế nữa, khả năng xảy ra sảy thai ở chó mang thai sẽ cao hơn gấp nhiều lần.

Do đó, việc lựa chọn phương pháp điều trị sớm và phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ là rất cần thiết để ngăn ngừa ngộ độc máu và các tác động mạnh mẽ hơn của vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn đường ruột có khả năng kháng kháng sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa của những chú chó.

Xem thêm: Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Và Cách Chữa Trị Nhanh Chóng

Triệu chứng chó mắc bệnh viêm đường ruột

Khi mắc bệnh thì sẽ có những hiện tượng tiêu chảy đi đôi với nôn mửa, ở trường hợp này thường do chó bị viêm đoạn trước ruột non. Còn khi con vật biểu lộ đau vùng bụng, thì có thể viêm đã lan xuống ruột già.

Khi đi vệ sinh thì phân của chó có hiện tượng phân lỏng có mùi tanh hôi khó chịu và có thể có màu xanh đậm hoặc đen do xuất huyết ở phần sau ruột già. Còn nếu bụng căng lên có thể đã bị sốt do nhiễm trùng.

Còn đối với một số con chó lại có biểu hiện đau bụng, lúc đó cún cưng sẽ nằm ở tư thế hai chân trước chống lên, bụng sôi hoặc chướng nhẹ.

  • Đi ngoài ra phân dạng lỏng, có mùi chua và tanh nhưng vẫn có thể bú và đi lại được.
  • Bị táo bón lâu ngày.
  • Sau vài ngày sẽ có triệu chứng rõ rệt hơn như sốt cao toàn thân (40-41 độ).
  • Ăn ít hơn bình thường, nằm nhiều, ngủ mê mệt.
  • Bụng chướng to, thở gấp gáp, khi ngủ tim cũng đập nhanh.
  • Có trường hợp thú cưng bị hôn mê, nhiệt độ cơ thể hạ dần rồi chết.

Chó bị viêm đường ruột nên cho ăn gì?

chó bị viêm đường ruột

Trong quá trình điều trị bệnh viêm đường ruột chỉ nên cho chó ăn cháo, kiêng đồ dầu mỡ, cá cho đến khi chó khỏi bệnh, phân rắn trở lại. Bổ sung thêm các loại Vitamin B1, ADE Bcomlex giúp tăng sức đề kháng cho chó.

Ngoài ra, một số điều về dinh dưỡng người nuôi cần chú ý khi bé cún bị đường ruột bao gồm:

  • Thức ăn phải được nấu chín tuyệt đối không cho chúng ăn thực phẩm sống vì thịt sống rất có thể mang theo mầm bệnh, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm cho cún cưng bị bệnh đường ruột cấp tính.
  • Tuy nhiên, các thực phẩm khi được làm chín cần tránh các biện pháp chiên, xào nhiều dầu mỡ gây khó tiêu cho chúng. Chủ nuôi không nên cho thú cưng của mình ăn thức ăn quá nóng, quá cay hay quá chua. Những thực phẩm ngọt như kẹo, socola hay kem cũng cần phải hạn chế.
  • Nguồn nước của chó cũng cần phải đảm bảo là nguồn nước sạch, không bị nhiễm bẩn. Nước trước khi cho chúng uống cũng cần phải được nấu chín, không được uống nước lã vì rất có thể nguồn nước ấy tạo điều kiện cho các ký sinh trùng, giun sán và vi khuẩn trong nước xâm nhập vào đường ruột của thú nuôi gây bệnh.
  • Quan trọng nhất là khi chó bị bệnh đường ruột cần phải được thực hiện chữa trị kịp thời cũng như là có biện pháp dinh dưỡng và cách ly phù hợp để tránh lây lan sang các loài vật nuôi khác trong nhà.

Điều trị bệnh viêm đường ruột ở Chó

Trường hợp chó bị mất nước nhẹ

  • Hãy chắc chắn rằng con chó được uống nước sạch tự do để tránh mất nước. Nếu cần, cung cấp nước luộc thịt gà pha loãng, nước luộc thịt bò hoặc dung dịch điện giải Pedialyte không vị.
  • Cho ăn chó ức thịt gà luộc xé nhỏ (không có xương hoặc da) và cơm trắng cho đến khi phân trở lại bình thường.
  • Nếu sau 24 giờ tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn hãy mang chó đến phòng khám thú y gần nhất ngay lập tức.

Trường hợp chó đi ngoài kèm theo nôn

  • Bỏ tất cả thực phẩm con chó đã sử dùng trong 12 giờ trước đó.
  • Cho chó uống một lượng nước vừa đủ, tốt nhất bạn cũng có thể cung cấp một ít nước luộc gà hoặc thịt bò pha loãng hoặc dung dịch điện giản Pedialyte không vị.
  • Khi con chó không nôn ít nhất sau 6 giờ, hãy cho một lượng nhỏ thịt gà trắng luộc (không có xương hoặc da) và cơm trắng.
  • Sau 2 tiếng nếu chó không nôn thì hãy cho một bữa ăn nhỏ gà và cơm.
  • Tiếp tục điều trị bằng việc tăng dần lượng thức ăn được cung cấp trong mỗi bữa ăn cho đến khi phân trở lại bình thường.
  • Nếu sau 24 giờ tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn hãy mang chó đến phòng khám thú y gần nhất ngay lập tức.

Trường hợp chó bị tiêu chảy ra giun

Hiện tượng tiêu chảy ra giun cùng dấu hiệu chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn rất ít thì chứng tỏ chú chó nhà bạn đang bị nhiễm một số loại giun sán thường gặp như: giun đũa, sán dây, giun móc, giun tóc, giun chỉ,…

Trường hợp này bạn cần tiến hành tẩy giun cho chó bằng các loại thuốc chuyên dụng.

Trường hợp chó bị tiêu chảy ra máu

Trong trường hợp chó nhà bạn tiêu chảy ra máu bạn cần phải đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y để xác định xem chó bị bệnh gì. Lúc này, các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào triệu chứng bệnh lý kết hợp với xét nghiệm xác định virus, vi khuẩn gây bệnh để đưa ra kết luận và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm: Danh Sách Các Bác Sĩ Thú Y Tư Vấn Online

Các đường tiêm truyền

chó bị viêm đường ruột

  1. Tiêm dưới da
  2. Tiêm xoang bụng
  3. Tiêm truyền tĩnh mạch

Một số loại dịch truyền

  • Dung dịch sinh lý đẳng trương: sinh lý mặn (NaCl 0,9%), sinh lý ngọt (Glucose 5%), Lactate ringer.
  • Dung dịch ưu trương: Glucose 10%, 30%
  • Dung dịch bổ sung khác: đạm (Aminovit, Vimelyte-IV), khoáng (Vime Canlamin, Canxi-Magne), vitamin ( Hematopan-B , K, Babevit, Depancy, Vimekat,…)

Tùy vào tình trạng mất nước, thông thường lượng truyền trung bình khoảng từ 10-20 ml/ kg thể trọng. Một số xét nghiệm cần làm để chẩn đoán chính xác hơn như kiểm tra phân.

Bởi ký sinh trùng đường ruột thường là nguyên nhân khởi phát cho các bệnh đường tiêu hóa chó. Một số bệnh truyền nhiễm do virus gây ra không có thuốc đặc trị riêng biệt.

Nhưng bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để kiểm soát triệu chứng tiêu chảy, phòng nhiễm trùng kế phát.

Kháng sinh có thể sử dụng

  • Amoxi 15 % LA
  • Vimefloro FDP
  • Enroxic LA

Thuốc trị viêm đường ruột cho chó

  • Atropin
  • Vitamin K, B
  • Primperan
  • Anti-Scour
  • Vizyme

Lưu ý: liều dùng của tất cả các loại thuốc kháng sinh hay vitamin đều cần có sự thông qua và được chỉ định bởi bác sĩ thú y trước khi sử dụng.

Cách phòng chống bệnh chó bị viêm đường ruột

chó bị viêm đường ruột

Để phòng tránh cũng như hạn chế nguy cơ chó bị mắc bệnh viêm đường ruột,người nuôi cần:

  • Cho chó ăn uống thức ăn đã được nấu chín và không cho chó ăn thịt và trứng còn sống
  • Cho chó uống nước không bị nhiễm các tạp chất, nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn
  • Theo định kỳ tẩy giun sán cho chó
  • Tiêm phòng vắc xin cho chó theo định kỳ để phòng các bệnh nguy hiểm ở chó
  • Cách ly chó bị bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh cho những con chó khỏe mạnh khác.

Một số lưu ý trong điều trị bệnh chó bị viêm đường ruột

Khi điều trị bệnh viêm đường ruột cho chó tại nhà bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cho chó uống nhiều thật nhiều nước để bù và ngừng cho chó ăn trong 1 ngày khi nghi ngờ hoặc phát hiện chó đã bị bệnh viêm đường ruột.
  • Khi chó có hiện tượng nôn mửa, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì cần lập tức đưa chó đến các phòng khám thú y để được các nhân viên y tế thú y thăm khám
  • Tiến hành truyền dịch cho chó để bù lại lượng nước và lượng điện giải đã mất đi do đi ngoài . Đây là biện pháp tốt để điều trị cho chó khi mắc bệnh cũng là phương pháp để ổn định sức khỏe cho chó để chó không bị ảnh hưởng nhiều về sau.
  • Trong trường hợp không thể tiêm truyền bù nước cho chó được thì bạn có thể dùng chất điện giải cho chó uống.
  • Nên sử dụng một số loại thuốc điều trị tiêu chảy cho chó theo chỉ định của bác sĩ thú y và cho uống theo đúng liều lượng
  • Trong trường hợp chó bị đau nhiều thì nên cho chó uống thuốc giảm đau
  • Khi xét nghiệm bệnh cho chó mà phát hiện bệnh do vi trùng gây ra thì có thể bác sĩ thú y sẽ kê thêm một số loại kháng sinh cho chó uống để chống viêm
  • Cho chó ăn một số đồ ăn loãng như cháo, kiêng dầu mỡ và cá để cho tới khi chó khỏi hẳn

Trong khoảng thời gian chó bị viêm đường ruột cần được chăm sóc chu đáo để chó không bị suy nhược vì thiếu dinh dưỡng, đồng thời bổ sung các chất cần thiết cho chó sau khi chó có dấu hiệu hồi phục bệnh để nâng cao sức đề kháng cho chó.